- Lời nói đầu:
- Đây là file lưu hành nội bộ, mục đích giúp khách hàng mới trồng dâu có nhiều thông tin chính xác để tham khảo, trồng dâu hiệu quả.
- TS chuyên mô dâu tây hơn 9 năm. 1 năm xuất ra thị trường trung bình 1 triệu cây mô và 10.000 chậu dâu chậu và 50.000 cây ngó (tuỳ mỗi năm).
- Các vấn đề cần lưu ý và chuẩn bị khi trồng dâu tây quy mô hộ gia đình:
1. Giống:
+ Tuỳ sở thích để chọn giống nhưng có các lưu ý. Nếu trồng ở các tỉnh thành có nền nhiệt cao (trừ 5 tỉnh cao nguyên) thì ưu tiên chọn những giống dễ ra trái ở xứ nóng như Hàn, Nhật, Delizz, Pháp chùm (Hàn Sheohyang là phổ biến và dễ chăm nhất, Nhật lùn kháng bệnh tốt ở xứ nóng và dễ hoa trái xứ nóng, Delizz tương tự. Ngoài ra những giống khác trừ Mỹ (mỹ tù, Montery, Albion) đều có thể ra hoa đậu trái vào mùa thuận dâu (giữa tháng 11 dương lịch – đầu tháng 2 dương lịch), Nhật hana sẽ khó ra hoa hơn xíu.
2. Mùa dâu:
- Ở xứ nóng dâu dễ ra trái nhất vào thời gian giữa tháng 11 dương lịch – đầu tháng 2 dương lịch
- Mùa mưa sẽ ra ngó
- Chậu:
- Kích cỡ chậu cỡ C7 cho các giống khác và trồng 1 cây/chậu
- C8 cho hana (bụi to) hoặc 2 cây/chậu
- Chậu lớn hơn hoặc các loại chậu kiểng đều tốt nhưng sẽ tốn nhiều giá thể
- Giá thể:
+ Là nơi dâu sẽ sống và phát triển. Là yếu tố đầu tiên và quan trọng để quyết định cây dâu có phát triển tốt hay không.
+ Phối trộn giá thể sẽ tuỳ vào điều kiện mỗi vùng nhưng có những thông tin như sau cần nắm rõ:
- Tất cả các loại đất thịt, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất sạch, đặc biệt là đất tribat trên thị trường đều không phù hợp để trồng dâu vì tưới 1 thời gian đất sẽ nén chặt làm rễ dâu không phát triển (rễ dâu là 1 trong những loại cây trồng có rễ rất yếu và nhạy cảm) (khi nông dân trồng đất, nước sẽ thoát theo tất cả các hướng, nên độ nén sẽ giảm hơn so với trồng chậu, nước chỉ thoát theo chiều dọc xuống đáy chậu, đất sẽ nén rất nhanh và chặt.
- Xơ dừa cần phải xả chát kỹ.
- Tỉ lệ phân chuồng trộn thường nhỏ hơn 10% (vì rễ dâu rất nhạy cảm, lúc vừa trồng đã tiếp xúc môi trường phân gây đen rễ, khó bung rễ), phân lót cũng gồm nhiều loại.
- Trấu hun chứa nhiều Kali, Kali chỉ cần nhiều giai đoạn hoa trái, giai đoạn mới trồng cần tỉ lệ rất thấp, Kali nhiều gây xót rễ.
- Trấu tươi gây đứt rễ, khi sợi rễ vươn ra gặp trấu tươi sẽ cứa đứt lông hút hoặc đứt cả rễ.
- Những giá thể lạ lạ mà các vườn bán lẻ hay bán như vỏ trứng, bã mía…tạo điều kiện nấm khuẩn xâm nhập, trú ngụ.
- Hiện tại chỉ có 1 loại giá thể duy nhất chuyên biệt cho dâu tây trên thị trường là giá thể TS. Không cần trộn thêm bất kỳ thành phần nào cả.
5. Lưu ý khi nhận dâu về và trồng:
- Cho giá thể vào chậu chỉ cần gõ nhẹ 2 lần, giá thể tụt xuống, cho thêm, gõ nhẹ 1 lần nữa, và đổ tiếp giá thể ngang bằng miệng chậu. Không nên động mạnh và nhiều lần tránh nén giá thể, không đổ quá tơi xốp khi tưới sẽ sụp giá thể xuống. Không nên đổ giá thể quá thấp so với miệng chậu.
- Nhận cây về, tưới nhẹ, để chỗ râm mát. Pha Đặc trị bệnh Dala 4ml/ 1l nước tưới lá thân gốc.
- Trồng cây buổi chiều sẽ tốt hơn buổi sáng. Lấy cây về nên trồng liền, tránh để cây lâu trong vỉ. Dùng tay từ dưới vỉ đẩy cây lên, hạn chế vỡ bầu cây.
- Ưu tiên trồng cây mô ở nhà kính hoặc khu vực tránh mưa trực tiếp. Có thể chăng bạt trắng để ngăn mưa trực tiếp nếu được.
- 2 ngày đầu che lưới lan cách nhiệt + che nắng nếu trời nắng nóng
Lưu ý:
+ Cả giá thể vô bầu hay luống đều không trộn phân gà trong giai đoạn này. Phân gà nóng xót rễ khiến rễ không phát triển, đen và cây chết dần không phát triển.
+ Không trộn trấu. Trấu tươi, trấu Hun, trấu lót chuồng gà đều không nên.
+ Phân heo không nên vì nó giàu đạm, gây tốt lá, mất cân bằng dinh dưỡng, khó chăm cây về sau.
+ Phân trùn quế rất tốt nhưng trên thị trường phân giả rất nhiều, không đảm bảo dinh dưỡng, khách hàng lưu ý.
+ Những phân lạ như phân tằm, phân dơi, mùn mía…vườn chưa thử nghiệm nên không bàn đến.
- Trồng vừa. Không nông, không sâu. Trồng ngang cổ rễ, không lấp cổ rễ. Trồng sâu cây thối đọt thối cổ rễ sẽ chết cây. Trồng cạn khi tưới sẽ ngã cây. (phần giá thể trong chậu cao ngang bằng viên giá thể của bầu ươm).
- Trồng xong tưới đẫm để bầu giá thể hoà vào giá thể chậu, giúp rễ bung nhanh.
- Pha đặc trị bệnh Dala 4ml/l nước phun ướt thân cành lá giá thể ngay sau khi trồng xong. (Nếu lấy vỉ về trồng liền thì không cần phun lúc còn trong vỉ, trồng xong phun luôn 4ml/1l nước. Còn nếu lấy về và hôm sau mới trồng thì lấy về phun liền. Phun cho cây khi còn trên vỉ 3ml/l. Lúc trồng ra thì pha 3ml/l nước phun sơ ướt nhẹ thân lá nhưng phun kỹ gốc, cổ rễ và giá thể)
- Ngày thứ 3 sau trồng tưới siêu rễ Dala 1ml/1l nước để rễ bung nhanh và mạnh. 1 gốc tưới khoảng 100150ml sau khi pha tuỳ cây và chậu lớn nhỏ. Tưới vào giá thể quanh gốc, sát gốc.
- Ngày thứ 5 sau trồng bơm đặc trị bệnh Dala 4ml/l nước ướt thân cành lá giá thể để ngừa bệnh
- Ngày 6 bắt đầu cho ăn phân
+ Dinh dưỡng cho dâu tây:
- Mỗi giai đoạn nuôi ngó, nuôi thân và giai đoạn nuôi hoa trái.
- Dinh dưỡng đủ cho dâu gồm: Ca(NO3)2, KNO3, Fe, KH2PO4, MgSO4, ZnSO4, Bo, CuSO4 và nhiều chất khác theo tỉ lệ nhất định. Trồng sân vườn, ban công, hộ gia đình, mua đủ
Về bài toán kinh tế: Cực kỳ tiết kiệm và hiệu quả cho khách.
Giá thể TS: 90k bao 50l.
Cặp A,B 160k, tưới 1 lần 1 gốc 100ml – 200ml sau pha tuỳ cây nhỏ hay lớn, tưới quanh gốc, hạn chế tưới trực tiếp lên cổ rễ, 10ml A+10ml B pha 10l nước, tưới mỗi ngày =>1 cặp AB nuôi ngó tưới 50 chậu khoảng 3 tháng. Tương tự cho cặp A, B nuôi trái.
- Dâu bắt đầu trồng đến 65 ngày tuổi tưới A, B nuôi ngó, sau đó tưới A, B nuôi trái.
+ Ngừa nấm khuẩn:
- Dùng Đặc trị bệnh Dala phun ướt đẫm 2 mặt lá, thân, cổ rễ, ngó theo tỉ lệ ở trên. Sau đó cứ 5 ngày 1 lần phun ngừa. Cây nhỏ 4ml/1 l nước. Cây lớn: 5ml/1l nước.
Các hình ảnh tham khảo ở dưới: